Một số biện pháp để phòng, tránh và cách xử lý khi bị chó dại cắn
Thời gian gần đây trên các phương tin thông tin đại chúng có thông tin về tình hình trẻ bị tử vong do bị chó dại cắn. Sau đây là một số biện pháp để phòng, tránh và cách xử lý khi bị chó dại cắn.
1. Để phòng tránh tai nạn cho trẻ người chăm sóc cần chú ý:
- Dạy cho trẻ không nên trêu chọc chó, đặc biệt khi chúng đang ăn, đang ngủ, chó đang nuôi con;
- Dạy trẻ đối với chó lạ: luôn cảnh giác nhưng không bỏ chạy, la hét hoặc gây sự chú ý, cố gắng bình tĩnh và từ từ rời xa chó, nhìn thẳng vào mắt chó và gọi người tới hỗ trợ;
- Phải có người giám sát trẻ để trẻ không lại gần hoặc trêu chó lạ;
- Nhanh chóng phát hiện và khống chế các con chó có biểu hiện bị bệnh dại;
- Tiêm phòng dại cho chó và đeo rọ mõm cho chó khi cho chó ra ngoài.
2. Dấu hiệu nhận biết
* Biểu hiện sớm:
- Rối loạn hành vi, tác phong;
- Đau do co thắt cơn, tăng khi có kích thích;
-Tăng tiết nước bọt;
- Có cảm giác bất thường tại chỗ cắn như: cảm giác có kiến bò, đau rát …;
- Biểu hiện bệnh dại lên cơn;
- Rối loạn tinh thần, kích động, lo âu, mê sảng ảo giác;
- Tình trạng co cứng toàn thân, đau rát;
- Co thắt hầu, đường thở làm trẻ thở rít lên;
- Sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, tăng tiết nước bọt, tăng tiết mồ hôi;
- Có những thể bệnh biểu hiện bằng liệt: liệt dần từ chân lan lên trên, sau đó co giật, mê man.
3.Cách xử lý:
* Sơ cứu ban đầu
- Đưa trẻ ra xa khỏi chó;
- Theo dõi chó 7-15 ngày.
* Sơ cứu vết cắn
- Rửa vết cắn bằng xà phòng (chú ý đeo găng tay hoặc dùng bàn chải cọ), sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa vết thương;
- Băng nhẹ phủ vết thương bằng băng sạch;
- Cầm máu bằng cách băng ép nếu vết thương chảy máu nhiều;
- Đưa trẻ đến tham vấn các cơ sở y tế tiêm phòng dại.
Chiếm Thị Ngọc Thủy -An Phú