Phụ nữ Việt Nam rèn luyện bốn phẩm chất "Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang", Phụ nữ Bình Dương tích cực hưởng ứng
phong trào "Phụ nữ Bình Dương có sức khỏe, có tri thức, sáng tạo, trách nhiệm" góp phần xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Thứ bảy, ngày 03/05/2025,
Đoàn kết - Trách nhiệm - Sáng tạo - Phát triển. Chủ đề Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2023 do Liên hợp quốc chọn là: “Kỹ thuật số cho tất cả mọi người: Đổi mới sáng tạo và công nghệ vì bình đẳng giới”

Những câu hỏi tìm hiểu chung về biển, đảo Việt Nam

27/10/2015
Ban Tuyên Giáo Trung ương đã xuất bản cuốn "100 câu hỏi- đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam. Đây là tài liệu bổ ích, có ý nghĩa thiết thực, quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam trong việc tìm hiểu về vị trí, vai trò, tiềm năng của biển, đảo Việt Nam; các vấn đề liên quan đến các quyền và bảo vệ các quyền của Việt Nam trong Biển Đông cũng như việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.

      Ban Tuyên Giáo Trung ương đã xuất bản cuốn "100 câu hỏi- đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam. Đây là tài liệu bổ ích, có ý nghĩa thiết thực, quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam trong việc tìm hiểu về vị trí, vai trò, tiềm năng của biển, đảo Việt Nam; các vấn đề liên quan đến các quyền và bảo vệ các quyền của Việt Nam trong Biển Đông cũng như việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.

    BBT xin trích đăng từng phần nhỏ để giới thiệu cùng bạn đọc:

Câu 20: Các biện pháp bảo vệ môi trường biển?

    Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên: Trong số những lợi ích mà biển mang lại, các yếu tố môi trường biển, các Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học đóng vai trò đặc biệt quan trọng, luôn đan xen giữa lợi ích trước mắt và lâu dài theo đúng nghĩa của nó. Đây là nguồn tài nguyên tái tạo, là nền tảng đối với phát triển bền vững các ngành kinh tế sinh thái (ecosystem-based economy) của đất nước. Cho nên, có thể nói sự “trường tồn của biển cả” sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên biển. 

    Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng  ven biển: Chú trọng phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm biển kết  hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; tăng cường bảo tồn Đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng cường thực thi Luật Bảo vệ môi trường (2004) liên quan tới quy định các hành vi huỷ hoại môi trường bị nghiêm cấm trong các điều 14-16, 20-29,... áp dụng cho vùng biển.

Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo: thông qua áp dụng và thực thi các giải pháp và giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, liên cơ quan, liên vùng, liên kết với cộng đồng và các bên liên quan (stakeholder) và quản lý không gian biển (marine spatial management) dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái (ecosystem-based approach). Mục đích chung của quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo là: đảm bảo phát triển đa ngành, sử dụng đa mục tiêu (tối ưu hoá) và bảo đảm đa lợi ích (các bên cùng có lợi) giữa nhà nước, lĩnh vực tư nhân, các bên liên quan và cộng đồng địa phương, cũng như giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống tài nguyên - môi trường biển, ven biển và hải đảo.

    Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển: Phương thức này bao gồm các công cụ pháp lý liên quan đến hệ thống kiểm tra, kiểm soát, cưỡng chế thực thi (kiểm soát liên ngành), chủ yếu như: tiêu chuẩn môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), quan trắc - cảnh báo môi trường, xác định các điểm nóng môi trường hoặc ô nhiễm, các loại giấy phép và biện pháp kiểm soát sử dụng đất ven biển, mặt nước biển và hải đảo.

(Còn tiếp)

Trích TTPN số 115 tháng 10/2015

 

Hội LHPN tỉnh BD chúc mừng năm mới 2025