1-5-1986 NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Khi Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1864. Các Mác đã nói nhiều đến vấn đề rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản họp ở Giơnevơ tháng 4-1864 đã coi việc đấu tranh ngày làm 8 giờ là nhiệm vụ trước mắt. Tại Đại hội Quốc tế họp ở Luân Đôn, ông Ơ Giên Đuy Pong người thay mặt cho Các Mác đã đưa ra một dự án ngày làm việc 8 giờ.
Những công dân nước Anh đã di cư sang Mỹ làm ăn đã mang sang nước này phong trào đấu tranh đòi ngày phải làm việc 8 giờ, từ đó phong trào phát triển mạnh ở Mỹ. Từ năm 1827 đi đôi với sự phát triển của phong trào công đoàn năm 1868 giới chính quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ngày làm việc 8 giờ trong các cơ quan xí nghiệp thuộc Chính phủ, nhưng các xí nghiệp vẫn phải làm việc 11-12 giờ một ngày.
Những công dân nước Anh đã di cư sang Mỹ
Tháng 01-1884, tại thành phố công nghiệp lớn Sicagô, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ đã thông qua nghị quyết: Từ ngày 1-5-1886, ngày lao động của tất cả công dân là 8 giờ. Hàng năm chọn ngày ấy để làm môi giới giữa chủ và thợ. Ngày 1-5-1886 khắp nơi công nhân đều mang biểu ngữ: “Từ nay trở đi không người thợ nào phải làm việc quá 8 giờ một ngày”. Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi và 8 giờ học tập. 5.000 cuộc bãi công của công nhân với khoảng 340.000 người tham gia ở khắp nước Mỹ, sau đó 12 vạn rưỡi công nhân đã giành được ngày làm việc 8 giờ.
Từ đó, ngày 1-5, hàng năm đã trở thành ngày đấu tranh của công nhân các nước, ngày đấu tranh quốc tế, ngày biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và lao động trên toàn thế giới.
ảnh minh họa
cảnh nhân dân lao động nước ta biểu tình chống thực dân Pháp trong ngày Quốc tế lao động 01/5 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trích từ TTPN số 111 tháng 4/2015