Phụ nữ Việt Nam rèn luyện bốn phẩm chất "Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang", Phụ nữ Bình Dương tích cực hưởng ứng
phong trào "Phụ nữ Bình Dương có sức khỏe, có tri thức, sáng tạo, trách nhiệm" góp phần xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới

Chủ nhật, ngày 04/05/2025,
Đoàn kết - Trách nhiệm - Sáng tạo - Phát triển. Chủ đề Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2023 do Liên hợp quốc chọn là: “Kỹ thuật số cho tất cả mọi người: Đổi mới sáng tạo và công nghệ vì bình đẳng giới”

Từ 5 tháng 12, sổ đỏ sẽ ghi đầy đủ tên các thành viên trong gia đình

22/11/2017
Từ ngày 5/12 tới, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (sổ đỏ) sẽ ghi đầy đủ những thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất.

 Từ ngày 5/12 tới, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất (sổ đỏ) sẽ ghi đầy đủ những thành viên trong gia đình cùng sử dụng đất.

Đây là một trong những nội dung chính trong Thông tư số 33/2017 quy định chi tiết Nghị định số 01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, có hiệu lực từ ngày 5/12/2017.

Theo đó, Thông tư số 33/2017 đã sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi ‘hộ gia đình, gồm ông’ (hoặc ‘hộ gia đình, gồm bà’), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình…; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.”

Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Dòng tiếp theo ghi “cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc cùng sử dụng đất hoặc cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”

Như vậy, Thông tư 33/2017 đã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vào trong sổ đỏ.

Cũng theo Thông tư số 33/2017, trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà phải cấp giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển quyền thì ghi lần lượt hình thức nhận chuyển quyền (như nhận chuyển đổi; nhận chuyển nhượng; nhận thừa kế; được tặng cho; nhận góp vốn; trúng đấu giá; xử lý nợ thế chấp; giải quyết tranh chấp; thực hiện quyết định thi hành án;…).

Tiếp theo ghi nguồn gốc sử dụng đất như trên Giấy chứng nhận đã cấp lần đầu và được thể hiện theo quy định tại Thông tư này. Ví dụ: “Nhận chuyển nhượng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất."

Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích khác mà phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất thì ghi nguồn gốc sử dụng đất theo hình thức quy định, phù hợp với hình thức thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất./. 

Theo TTXVN

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước