Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” với câu nói ngắn gọn, đanh thép của cô gái miền Nam, nữ sinh Sài Gòn Võ Thị Thắng đã làm rung động lòng người.
Là người nổi tiếng trong bức ảnh “Nụ cười chiến thắng”, bà Võ Thị Thắng (1945-2014) sinh tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong một gia đình 09 anh chị em

Bà Võ Thị Thắng (1945-2014)
Là người nổi tiếng trong bức ảnh “Nụ cười chiến thắng”, bà Võ Thị Thắng (1945-2014) sinh tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong một gia đình 09 anh chị em. Năm 11 tuổi, tham gia hoạt động cách mạng bằng việc đưa thư liên lạc và cùng gia đình nuôi giấu cán bộ. Sau quá trình tham gia các phong trào đấu tranh xuống đường của thanh niên, sinh viên Sài Gòn, phong trào công nhân và nhân dân lao động khu xóm, xí nghiệp nội thành, diệt ác phá kềm, bà bị bắt giam. Suốt 06 năm dài, bà bị giam cầm và tra tấn ở các nhà lao Thủ Đức, Chí Hòa, Côn Đảo. Đất nước thống nhất, bà Võ Thị Thắng tham gia công tác tại Thành đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh, rồi được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà từng trúng cử Ban chấp hành Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Cuba và sau này giữ cương vị Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (1996-2007).
Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” với câu nói ngắn gọn, đanh thép của cô gái miền Nam, nữ sinh Sài Gòn Võ Thị Thắng đã làm rung động lòng người, tác động tích cực đến tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng của văn nghệ sĩ trong nước và ngoài nước vào thời bấy giờ. Ngày 22/8/2014, bà Võ Thị Thắng qua đời tại TP. Hồ Chí Minh ở tuổi 69. Nụ cười của bà mãi mãi rạng ngời cùng lịch sử dân tộc.